Phương pháp Montessori

Đội ngũ giáo viên

  • Giáo viên tốt nghiệp chuyên ngành Sư Phạm
  • Có kinh nghiệm làm việc trong môi trường giáo dục mầm non, được đào tạo bài bản về Montessori.

       

Nội dung giờ học

  • Số lượng giờ học: 05 buổi/ tuần (từ thứ 2 đến thứ 6)
  • Số lượng giáo viên trên lớp: 3-4 giáo viên/ lớp
  • Lớp học Montessori như một xã hội thu nhỏ, lớp học trộn độ tuổi: trẻ 18 tháng đến 3 tuổi (lớp bé), trẻ 3 tuổi đến 6 tuổi (lớp lớn). Trẻ bé sẽ nhanh chóng hòa nhập, học hỏi từ các anh chị lớn; các bé lớn hơn sẽ biết chia sẻ, giúp đỡ các em nhỏ thành thục các kĩ năng thực hành và phát triển tư duy.

        

  • Montessori đặc biệt chú trọng vào sự tôn trọng trẻ, tôn trọng hành động, cảm xúc, suy nghĩ của con. Mỗi trẻ sẽ được thiết kế một giáo án bài giảng riêng để phù hợp với khả năng và có thể giúp trẻ phát triển những điểm mạnh của bản thân.
  • Ngoài ra, Montessori còn rèn cho trẻ sự tự lập, ngăn nắp, gọn gàng với các giờ học về lịch sự, nhã nhặn, nội quy trong lớp học. (Chủ động lấy khay, dọn khay sau giờ ăn, lấy giường vào giờ ngủ; Dọn dẹp vệ sinh lớp học; Đi lại, đóng mở cửa đúng cách; Hoạt động giáo cụ xong cất về đúng vị trí…)
  • Trẻ được tự do lựa chọn hoạt động, tự do tìm hiểu và tự do thể hiện những kiến thức đã ghi nhận được theo cách riêng. 
  • Các giáo viên Montessori tôn trọng mong muốn của trẻ, không có áp đặt, chỉ quan sát và đưa ra gợi ý hỗ trợ khả năng tự phát triển, tự học của trẻ.

Các góc hoạt động trong một lớp học Montessori

Thực hành cuộc sống

  • Thực hành cuộc sống là góc đầu tiên và rất quan trọng trong lớp học Montessori. Nó được coi là xương sống trong lớp học. Thực hành cuộc sống là nền tảng cho các lĩnh vực còn lại.
  • Thực hành cuộc sống hướng trẻ các bài học/hoạt động giúp trẻ  làm việc đúng cách bằng cách dùng cả 2 bàn tay đến một tay – đến các ngón tay. Thực hành cuộc sống giúp trẻ phát triển: “CCIO” là sự tập trung, trật tự , độc lập và phối hợp. Phát triển các vận động thô, vận động tinh, cách sử dụng 3 ngón tay làm tiền đề cho việc học viết.

        

Giác quan

  • Trong một lớp học Montessori, giác quan được coi trái tim của lớp học bởi giác quan có nhiều giáo cụ với hình dạng và màu sắc rất bắt mắt trẻ. Giac quan là tiền đề của toán học.
  • Mục tiêu: Phát triển khả năng nhạy bén của các giác quan
  • Giác quan phát triển tư duy trừu tượng, Tập trung vào khả năng quan sát, so sánh phân biệt, lí luận, ra quyết định, giải quyết vấn đề, hiểu về thế giới xung quanh. Giác quan là trẻ học cách nhận thức, định hình thế giới xung quanh mình thông qua các giác quan trên cơ thể.

         

Ngôn ngữ

  • Các bài học ngôn ngữ trong Montessori được thiết kế dựa trên việc nghiên cứu và cân nhắc cẩn thận những quy luật tự nhiên trong quá trình phát triển của một đứa trẻ. Các giáo cụ góc ngôn ngữ được thiết kế có chủ đích để kết nối sự yêu thích ngôn ngữ nói của trẻ với niềm say mê học hỏi những kiến thức thực tế, khám phá giác quan, chuyển động và tương tác xã hội. Thời kì nhạy cảm ngôn ngữ 0- 6 tuổi.
  • Giai đoạn bùng nổ ngôn ngữ: 14-24 tháng

Toán học

  • Lĩnh vực Toán học trong Montessori giúp trẻ hiểu các biểu tượng Toán, khái niệm về lượng trong Toán học thông qua các hoạt động với  giáo cụ.
  • Qua đó trẻ hiểu được nguyên lý cơ bản của Toán, thông qua đó trẻ thực hiện các phép tính một cách dễ dàng. Ngoài ra khi trẻ làm việc với giáo cụ trong góc Toán, trẻ phát triển khả năng tư duy, suy luận; trẻ hiểu rõ được quá trình thông qua việc lặp đi lặp lại một công việc.
  • Với 1 lộ trình cụ thể, chi tiết, đảm bảo nguyên tắc từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ trực quan đến trừu tượng; hệ thống giáo cụ trực quan sinh động – toán học trong Montessori đã đến với trẻ vô cùng nhẹ nhàng và khiến trẻ yêu thích.
  • Đặc biệt, khi trẻ đến với toán học Montessori, khả năng của trẻ ở đâu, trẻ hoàn toàn có thể bắt đầu từ đó.

        

Văn hóa – Nghệ thuật

  • Montessori bao gồm động vật học, thực vật học, địa lý, khoa học thể chất, lịch sử, nghệ thuật, ngôn ngữ nước ngoài và âm nhạc.
  • Ở góc văn hóa, trẻ được tiếp xúc trực tiếp với những vật cụ thể, mô hình sống động liên quan đến các lĩnh vực lịch sử, địa lí, khoa học,.... Từ đó trẻ hiểu những khái niệm trừu tượng trong từng lĩnh vực.
  • Những hoạt động với các giáo cụ Montessori trong góc văn hóa khơi gợi ở trẻ niềm đam mê, cảm hứng tích cực với việc khám phá khoa học, tìm hiểu môi trường xung quanh.

         

Chương trình học khác:

KHÁM PHÁ LỚP HỌC DỰ ÁN TẠI BAMBINI NÀO KHÁM PHÁ LỚP HỌC DỰ ÁN TẠI BAMBINI NÀO

KHÁM PHÁ LỚP HỌC DỰ ÁN TẠI BAMBINI NÀO

Ghé thăm một buổi học “Thực hành làm sách: Các hành tinh và các châu lục” ở lớp Praha xem có gì nào?

Xem thêm

NGÔI TRƯỜNG “XANH”, HOÀ MÌNH GIỮA THIÊN NHIÊN TRONG LÀNH NGÔI TRƯỜNG “XANH”, HOÀ MÌNH GIỮA THIÊN NHIÊN TRONG LÀNH

NGÔI TRƯỜNG “XANH”, HOÀ MÌNH GIỮA THIÊN NHIÊN TRONG LÀNH

Xu hướng sống gần gũi với thiên nhiên, thiên nhiên không ở đâu xa mà ở ngay quanh ta

Xem thêm

Định hướng phát triển chương trình học Định hướng phát triển chương trình học

Định hướng phát triển chương trình học

Bám sát triết lý giáo dục của mình, Trường MNQT Bambini Montessori xây dựng chương trình học dựa vào ba yếu tố: Hướng thiện – Sự khác biệt – Toàn...

Xem thêm

Giờ Tiếng Anh Giờ Tiếng Anh

Giờ Tiếng Anh

Tại trường MNQT Bambini Montessori, chúng tôi luôn đẩy mạnh phát triển đồng thời 2 ngôn ngữ: Việt - Anh cho trẻ.

Xem thêm